Crawl và Index là gì ?
Crawl là gì ? Index là gì ?
Crawl và index là hai thuật ngữ rất phổ biến trong SEO. Nếu bạn đã tìm hiểu sâu về web được một thời gian, thì chắc chắn bạn đã nghe thấy những từ này. Crawl và index là hai thuật ngữ mà toàn bộ thế giới web phụ thuộc vào.
SEO là một lĩnh vực rất rộng lớn. Để hiểu đầy đủ về SEO, chúng ta nên biết một số thuật ngữ SEO cơ bản.
Cùng định nghĩa và tìm hiểu một số thông tin chuyên sâu về crawl và index qua bài viết sau đây.
Crawl và index là hai thuật ngữ rất phổ biến trong SEO
Crawl là gì?
Crawl về cơ bản có nghĩa là đi theo một con đường. Trong thế giới SEO, crawl có nghĩa là theo dõi các liên kết và thu thập dữ liệu trên website. Khi các bot đến trang web của bạn (hay bất kỳ trang nào khác), chúng cũng theo dõi những trang được liên kết khác trên website của bạn.
Đây là một lý do tại sao phải tạo sơ đồ trang web, vì chúng chứa tất cả những liên kết trong blog và các bot của Google có thể sử dụng chúng để nhìn sâu hơn vào một trang web.
Index là gì?
Index (lập chỉ mục) là quá trình thêm các trang web vào Google Search.
Tùy thuộc vào tag meta nào bạn đã sử dụng (index hoặc no-index), Google sẽ thu thập dữ liệu và lập chỉ mục các trang của bạn. Tag no-index có nghĩa là trang đó sẽ không được thêm vào chỉ mục tìm kiếm trên web.
Theo mặc định, mỗi bài đăng và trang WordPress đều được index.
Để được xếp hạng cao hơn trong các công cụ tìm kiếm, việc chỉ để các phần quan trọng của blog hoặc trang web được index là một ý tưởng thông minh.
Không index những thứ không cần thiết như tag, danh mục và tất cả các trang vô dụng khác.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình crawl
Có hàng triệu trang web trên trái đất này. Có phải tất cả mọi người hài lòng với tốc độ crawl và index không? Câu trả lời là không! Hầu hết mọi người đều không ngừng tự hỏi tại sao bài viết của họ lại không được index.
Hãy cùng xem một số yếu tố chính đóng vai trò quan trọng trong quá trình crawl và index.
Crawl và index đóng vai trò rất quan trọng trong SEO
Backlink
Càng có nhiều backlink, trang của bạn càng đáng tin cậy và có uy tín trong mắt các công cụ tìm kiếm. Nếu bạn có thứ hạng tốt nhưng không có được bất kỳ backlink nào cho trang web, công cụ tìm kiếm có thể cho rằng bạn có nội dung chất lượng thấp.
Liên kết nội bộ
Đã có rất nhiều cuộc thảo luận liên quan đến liên kết nội bộ (còn được gọi là deep link). Mọi người thậm chí còn đề nghị sử dụng cùng một anchor text trong bài viết, vì nó giúp thu thập dữ liệu sâu về một trang web.
Điều quan trọng cần nhớ là liên kết nội bộ là một điều tốt, không chỉ cho SEO mà còn để duy trì người dùng hoạt động trên trang web.
Sitemap XML
Thời điểm bạn thiết lập một trang web trong WordPress, bạn nên sử dụng sitemap XML để sơ đồ trang web có thể được tạo tự động. Bằng cách này, Google được thông báo rằng trang web của bạn đã được cập nhật và sẽ muốn thu thập dữ liệu về nó.
Nội dung trùng lặp
Điều này có thể ảnh hưởng xấu đến trang của bạn. Hãy cố gắng không có bất kỳ nội dung trùng lặp trên trang web.
Tạo URL thân thiện
Hãy tạo URL thân thiện với SEO cho mỗi trang trên website của bạn. Điều này có ý nghĩa rất lớn đối với quá trình SEO.
Tag meta
Trang web của bạn nên có tag meta độc nhất và không mang tính cạnh tranh. Điều này sẽ đảm bảo rằng bạn có thứ hạng hàng đầu trong công cụ tìm kiếm.
Ping
Đảm bảo rằng bạn đã thêm tất cả các site ping chính vào trang website WordPress của mình. WordPress có tính năng tự động ping, sẽ thông báo cho các công cụ tìm kiếm về những cập nhật của trang web.
Khi bạn tối ưu hóa trang web của mình dựa trên các yếu tố này, Google sẽ thực hiện quá trình crawl và index trang nhanh chóng, chính xác hơn.
Xem chi tiết:
Địa chỉ học Adobe Illustrator Ai từ cơ bản tới nâng cao
Cách kiểm tra lượng mực in trong máy in
Sitemap là gì? Vai trò của sitemap trong SEO
Top 12 cách làm tăng tín hiệu Wifi tốt nhất
Cách sửa lỗi cổng máy in USB bị thiếu trên Windows 10