Láng Le Bầu Cò – Khu di tích lịch sử

Láng Le Bầu Cò – Khu di tích lịch sử

Láng Le Bầu Cò là một khu di tích lịch sử tại xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh. Giáp Lê Minh Xuân, Cầu Xáng, Đức Hòa, Đức Huệ. Kế bên nữa là quận Bình Tân rộng lớn.

Lịch sử Láng Le Bầu Cò:

Nơi đây xưa là đồng bằng rộng lớn, lau sậy mọc um tùm, thuộc khu căn cứ Vườn Thơm – Bà Vụ (huyện Trung Huyện, tỉnh Chợ Lớn), nằm ở cửa ngõ phía tây nam Sài Gòn – Chợ Lớn. Ngày 15 tháng 4 năm 1948, thực dân Pháp đã đưa 3.000 quân tinh nhuệ với nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại đồng loạt tấn công khu vực Láng Le Bàu Cò nhằm tiêu diệt căn cứ Vườn Thơm. Trong khi đó, lực lượng vũ trang cách mạng tại Láng Le – Bàu Cò bấy giờ trang bị thô sơ, lực lượng nhỏ, chỉ có 4 đại đội của Trung đoàn 308, Trung đoàn Phạm Hồng Thái, Quốc vệ đội… nhưng có lợi thế về địa hình, được sự giúp đỡ của người dân địa phương. Sau hơn nửa ngày chiến đấu, từ thế bị bao vây, lực lượng vũ trang đã chuyển sang chủ động tấn công và cùng với người dân rút vào rừng tràm Bà Vụ an toàn. Trong trận Láng Le Bàu Cò, quân Pháp đã bị thương vong khoảng 300 người.

Vào ngày 14 tháng 10 năm 1966, cũng tại vùng đất Láng Le, một Tiểu đoàn Biệt động quân Việt Nam Cộng hòa đã bị bộ đội Tiểu đoàn 6 Bình Tân và dân quân du kích tiêu diệt.

Năm 1988, Huyện ủy Bình Chánh đã quyết định xây dựng khu di tích lịch sử tại ấp 1, xã Tân Nhựt. Ngày 5 tháng 8 năm 2003, khu di tích lịch sử Láng Le – Bàu Cò được UBND TP HCM công nhận là Di tích lịch sử cấp Thành phố trong nước.

Xem thêm:

khu-di-tich-lang-le-bau-co-1

Tham quan khu di tích Láng Le Bàu Cò ở Sài Gòn

Vì sao được gọi là Láng Le Bàu Cò ?

Sở dĩ được gọi tên là khu di tích Láng Le Bàu Cò vì Tên gọi của khu di tích Láng Le Bàu Cò là do người dân địa phương đặt ra. Xóm làng được thành lập cạnh những con kênh rạch chằng chịt và dòng sông. Láng Le Bàu Cò có vị trí nằm ở bên trong cánh đồng có diện tích rộng lớn và có rất nhiều tôm, cua, cá.

Cùng với nhiều loài chim như vịt trời, cò, con le le, cúm núm, cồng cộc, đa đa, diệc, đỏ nách tới kiếm ăn tại đây. Vì vậy, người dân Tân Nhựt gọi với cái tên thân thuộc và mộc mạc đó là Láng Le Bàu Cò. Di tích Láng Le Bàu Cò được xem là cửa ngõ để di chuyển tới trung tâm căn cứ Vườn Thơm và tấn công cơ quan đầu não của quân địch tại Sài Gòn.

khu-di-tich-lang-le-bau-co-2

Tên khu di tích Láng Le Bàu Cò do người dân Sài Gòn đặt

Ý nghĩa của khu di tích Láng Le Bàu Cò

Khu di tích Láng Le Bàu Cò ở Tp.HCM có ý nghĩa lịch sử to lớn đối với người dân Sài Gòn nói riêng và cả nước nói chung. Trước lòng căm thù thực dân Pháp, quân dân Láng Le Bàu Cò đã có cuộc chiến vang lừng lịch sử và có ý nghĩa to lớn mở đầu cho phía ta và phía địch.

khu-di-tich-lang-le-bau-co-4

Di tích Láng Le Bàu Cò có ý nghĩa to lớn đối với người dân Sài Gòn

Đối với phía ta trận đánh mở đầu cho sự anh dũng trong tư thế kháng chiến vững mạnh. Còn với quân địch đã phải lùi vào thế bỏ chiến lược và bị tiêu diệt. Thực dân Pháp không còn định hình được chiến lược đánh bại Việt Minh. Hơn thế, tại căn cứ Vườn Thơm, Láng Le Bàu Cò còn diễn ra trận chiến quyết tâm bảo vệ căn cứ của ta và đập tan mọi kế hoạch phá hoại của quân giặc.

khu-di-tich-lang-le-bau-co-5

Di tích là địa điểm tham quan và giáo dục lòng yêu nước thu hút các em học sinh.

Khu di tích Láng Le Bàu Cò sau phong trào Đồng Khởi vào năm 1960 còn là hậu cần, bàn đạp của lực lượng vũ trang để giải phóng Long An – Sài Gòn – Gia Định. Để tưởng nhớ sự hy sinh của đồng bào và các chiến sĩ của ta, vào năm 1988 huyện Bình Chánh đã xây dựng công trình lịch sử tại vùng đất Láng Le Bàu Cò với diện tích rộng 1000m2. Tới năm 2003 di tích được Ủy Ban Nhân Dân Sài Gòn công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố.

Địa chỉ: 54/15B Đường Số 1, Tân Tạo A, Bình Tân
(Gần cầu Tân Tạo và chùa Long Thạnh)
ĐT: 0933413530 – Zalo: 0369906518
Website: https://huydayvitinh.top/
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/@huydayvitinh
Zalo:
 https://zalo.me/huydayvitinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *